11/11/2012

LẼ NÀO DẠY THÊM BỊ COI LÀ THAM NHŨNG TRONG GIÁO DỤC?



Năm 2010, Thanh tra Chính phủ đã thực hiện khảo sát "Thực trạng một số vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục" tại 3 đô thị lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Trong các kết quả thu nhận được, có số liệu về dạy thêm, học thêm do thầy cô tổ chức riêng. Như vậy lẽ nào việc học thêm dạy thêm đã mặc nhiên được coi là một dạng tham nhũng nên được đưa vào báo cáo khảo sát thực trạng một số vấn đề tham nhũng trong giáo dục – đào tạo? Xót xa thay cho nhà giáo chân chính.
Nhà giáo, người mà từ xa xưa người đời luôn gọi tôn kính bằng “thầy”, là nhân vật chủ yếu làm việc tại một tổ chức mà bất kỳ ai dù là nguyên thủ quốc gia, là nhà khoa học được giải Nobel hay người lao động bình thường đều phải trải qua và bất hạnh thay cho ai không trải qua nó  trước khi vào đời - đó là trường học.
Do vậy nhà giáo nhận trách nhiệm rất lớn lao trong xã hội. Đó là hàng ngày tiếp xúc, dạy dỗ, giáo dục thế hệ là báu vật của mỗi gia đình, mỗi dân tộc và quốc gia - đó là thế hệ con cái. Nhà giáo phải lo dạy người, dạy chữ, dạy nghề,  những thứ làm nên thương hiệu của nguồn nhân lực- tài nguyên quý giá nhất của mọi quốc gia trong thời đại của kinh tế tri thức.
Hàng triệu giáo viên đang từng ngày từng giờ vun đắp cho các thế hệ tương lai của đất nước.

Được xã hội phân công làm trọng trách này nên nhà giáo có số giờ lao động không chỉ là 40 giờ tuần như người lao động bình thường mà từ 40 đến 60 giờ/tuần để hoàn thành vô số công việc không tên. Lao động với cường độ cao một cách thầm lặng, lương thì thấp nhưng nhà giáo là người đặc biệt coi trọng danh dự. Do phải sống mẫu mực, mô phạm để làm gương nên nhà giáo chân chính luôn vượt lên chính mình để sống kiểu “đói cho sạch, rách cho thơm”. Nhà giáo chân chính không chỉ cố tránh làm sai pháp luật mà còn tránh làm những việc dù rất bình thường với người khác nhưng “khó coi” đối với nhà giáo, gây ra điều tiếng cho danh dự nhà giáo và cho ngành.
Năm 2010, Thanh tra Chính phủ đã thực hiện khảo sát "Thực trạng một số vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục" tại 3 đô thị lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Trong các kết quả thu nhận được, có số liệu về dạy thêm, học thêm do thầy cô tổ chức riêng. Như vậy lẽ nào việc học thêm dạy thêm đã mặc nhiên được coi là một dạng tham nhũng nên được đưa vào báo cáo khảo sát  thực trạng một số vấn đề tham nhũng trong giáo dục – đào tạo? Xót xa thay cho nhà giáo chân chính.
Năm học 2012-2013 này,  nhà giáo và cả cấp trên của nhà giáo cũng bị nhắc nhở công khai về việc vẫn còn dạy thêm, vẫn còn lạm thu. Xin trích từ tin của một tờ báo lớn ra ngày thứ Hai, 15-10-2012: “Từ ngày 26 đến 29/9, đoàn thanh tra của Bộ đã tiến hành thanh tra tại Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, các phòng Giáo dục (và một số trường)… Bộ kết luận Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chưa ban hành văn bản hướng dẫn công tác quản lý dạy thêm, học thêm, Ủy ban nhân dân các quận và phòng Giáo dục chưa cấp phép theo quy định, công tác quản lý về vấn đề này chưa đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nhận thức của một số hiệu trưởng và giáo viên đối với các quy định này chưa đúng. Nhiều hiệu trưởng chưa quản lý tốt việc làm này ngoài nhà trường. Tình trạng dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường tại thành phố Hồ Chí Minh còn phổ biến, các lớp này đều vi phạm khi chưa được cấp phép, dạy học sinh của lớp mình, dạy học sinh học 2 buổi/ngày và dạy nội dung trong chương trình học...  ”.
Nhà giáo hiện có tâm tư rất nặng nề bởi uy tín đang bị xúc phạm. Một cô giáo trẻ dạy tiểu học lo lắng hỏi Hiệu trưởng : “Cô ơi, rồi đây dạy thêm có bị bắt không cô?” Các hiệu trưởng thì lắc đầu ngao ngán vì tự nhiên bị đặt vào thế phải làm thêm việc bất khả thi là quản lý giáo viên ngoài nhà trường. Chính quyền thì lúng túng không biết phải duyệt giấy cấp phép như thế nào, phải hậu kiểm ra sao, dùng lực lượng nào, ai vi phạm thì ghép vào “tội” gì… Có nơi còn tổ chức đi kiểm tra việc dạy thêm, bắt được ai thì lập biên bản trước mặt của học trò. Thật bẽ bàng! Một cô giáo già viết trên mạng:  “Người ta đã cấm giáo viên dạy thêm không phải một lần. Những biện pháp đi kèm lệnh cấm nghe ra chẳng khác gì phát hiện và tố cáo tội phạm. Liệu người thầy có còn uy trước học trò không khi giới thầy bị hành xử như thế?”.
Pháp luật có cấm người lao động được làm thêm để có thu nhập không?  Không. Lẽ ra phải khuyến khích người lao động có thêm thu nhập từ nghề của mình, miễn đó là thu nhập chính đáng. Ai đẩy giáo viên vào tình trạng dạy thêm “tràn lan”, nhà trường lạm thu “tràn lan”? Câu trả lời không chỉ nằm trong lĩnh vực giáo dục như chương trình ôm đồm, thi cử nặng nề, trang bị cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, trường dột, nhà vệ sinh hư không thể chờ kinh phí rót xuống mới sửa…

Câu trả lời còn nằm ngoài lĩnh vực giáo dục, đó là cha mẹ ngày nay khi rời con đi làm rồi muốn con tránh được các cạm bẫy giăng giăng  trong xã hội thì chỉ còn mỗi một nơi tin cậy để giữ con được an toàn là vòng tay của thầy cô giáo…Nhưng trước hết, câu trả lời phải tìm trong việc xét xem câu khẩu hiệu “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” đã được thực thi  ra sao.
Theo Giáo Dục Việt Nam

Không có nhận xét nào:

be yeu

be yeu

LƯU BÚT

LƯU BÚT